Sa Đéc về ẩm thực thì nghe nói có món bánh tầm bì và hủ tíu Sa Đéc. Bánh tầm bì bọn mình không thích ăn, hồi năm kia có ăn bánh tầm xíu mại ở Cà Mau, ăn cho biết chứ không thích. Hủ tíu Sa Đéc thì vang danh rồi, chỉ là chưa ăn ở Sa Đéc thôi chứ đã mua hủ tíu về phơi khô để ăn dần rồi, cọng hủ tíu rất ngon và dai nghe nói nhờ gạo và nước tại đây. Thấy tiệm bán hủ tíu rồi, định bụng để sáng mai sẽ ăn, bây giờ kiếm món khác vậy .
Xe bánh mì thịt quay, chỉ 10 nghìn 1 ổ, có mua 1 ổ tối về KS nhâm nhi. Kế bên là bánh chay, ai muốn ăn mặn hay chay đều được.
Khu đường này có tới mấy điểm bán như vậy.
< Ra khu ẩm thực chợ đêm.
< Làm dĩa cơm sườn cho chắc bụng, không ngon bằng ở Cao Lãnh.
< Chiếc tàu này chắc phục vụ do khách du lịch, neo ở đây. Có dịp nào du ngoạn trên đó rất thú vị.
< Ngồi ăn ngắm cảnh ghe tàu tấp nập, gió mát sảng khoái trong lòng.
Sau khi ăn xong và dạo vài vòng, như đã nói Sa Đéc là thành phố nhỏ. Tuy vậy người xe khá nhộn nhịp. Bọn mình về KS nghỉ ngơi, hôm đó là chiều thứ 7 nên sau khi nghỉ, bọn mình đi nhà thờ, định đi nhà thờ Tân Quy mà hồi trưa mình ghé qua. Tuy vậy vì lười nên mình ra nhà thở Hoà Khánh ở gần chợ Sa Đéc phía đầu cầu Hoà Khánh.
< Nhà thờ Hoà Khánh, buổi chiều thứ 7, khá đông giáo dân dự lễ.
Xong Lễ, bọn mình về KS, trong các chuyến đi mình ít khi nào dạo phố hay tham quan ban đêm do thói quen ngủ sớm. Vì vậy sinh hoạt về đêm tại các nơi mình đến hầu như không có trong ký ức của mình.
Sáng hôm sau, bọn mình trả phòng về lại Saigon. Về buổi sáng cho mát mẻ, chiều hay mưa, đi mưa là việc bất đắc dĩ thôi, không thích chút nào.
Đến quầy tiếp tân trả tiền phòng - tiền phòng là 300K. Xin lỗi, bài trước mình viết là 350K, bà xã nhắc là chỉ 300K, hehe.
< Trong nhà ăn ,chỉ có mình với ta thôi ,vắng hoe!
Cô tiếp tân đưa 2 phiếu ăn sáng. Chao ôi, lúc mướn phòng cô ấy không có nói có ăn sáng. Làm kế hoạch ăn hủ tíu Sa Đéc không thành rồi, hy vọng nhà ăn ở KS có món đó. Hỡi ơi họ chỉ có bánh mì trứng chiên và mì bò. Thôi đành vậy, chẳng lẽ bỏ bửa sáng miễn phí sao, dù sao cũng nên tiết kiệm hẹn dịp khác.
< Tuy vậy, phục vụ rất chu đáo, lịch sự đầy đủ. Chỉ là không được ngon.
< Kỳ niệm trước khi về. Tạm biệt Sa Đéc, hẹn ngày sẽ quay lại. Chuyến đi coi như cưỡi ngựa sắt xem hoa mà hoa không có, món hủ tíu cũng chưa ăn. Đành hẹn lần sau như của để dành, có cớ mà ghé Sa Đéc nữa. Kết thúc bài, xin thêm vài tấm hình như 1 lời hẹn sẽ trở lại.
< Một ngã ba đường có cây gì không biết, hoa tím khá đẹp.
Hủ tiếu Sa Đéc cũng là một trong những thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng của vùng sông nước.
Đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Tuy không "nổi đình nổi đám" bằng hai bậc đàn anh, nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn có một giá trị đặc biệt trong lòng người sành thưởng thức món ngon.
< Cầu Hoà Khánh, đầu cầu là nhà thờ cùng tên.
Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Bánh hủ tiếu Sa Đéc làm nên hủ tiếu Sa Đéc. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.
< Cảnh sông nước tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ.
Nguyên liệu quan trọng khác của hủ tiếu Sa Đéc là thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, miếng chả vàng, tim, gan, phèo... đều mới "ra lò", còn nóng ấm. Điểm xuyết nét đẹp mắt và ngon thơm miệng lưỡi cho tô hủ tiếu Sa Đéc có hành lá xắt nhuyễn, mấy cọng ngò, nhất là sự hiện diện của "tăng xại" - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Bên cạnh tô hủ tiếu là dĩa giò cháo quẩy, dĩa rau tươi (giá, hẹ cắt đôi, cần tàu và xà lách), chén nhỏ xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm...
< Trên đường về Vĩnh Long, một xe khách bị cháy rụi, rất may không có thương vong. Chỉ chụp được tấm này, C.A không cho dừng lại để chụp.
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, có thiếu sót gì xin được bò qua. Cám ơn nhiều.
Hết
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4
Phương Nguyên
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment