Đã tồn tại hơn 50 năm, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trực thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có hình vòng tròn khép kín, được trang bị lò mang tên TRIGA Mark II với công suất nhiệt 250 kW (công nghệ của Mỹ), chính thức đưa vào vận hành sau gần 3 năm xây dựng và đạt trạng thái tới hạn lần đầu vào ngày 26/2/1963.
Đến giai đoạn 1968 - 1975, Trung tâm hoạt động cầm chừng và không có những kết quả nổi bật. Trước thời điểm Đà Lạt được giải phóng, Mỹ đã tiến hành thu hồi các thanh nhiên liệu của lò phản ứng và mang về Mỹ.
< Lò được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để phục vụ nghiên cứu, đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực ở lò phản ứng rồi chuyển về hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, quy trình chặt chẽ.
Sau ngày miền Nam được giải phóng, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được thành lập trên cơ sở tiếp quản Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử và được sử dụng thêm toàn bộ cơ sở vật chất tại số 13 đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Đà Lạt.
< Lò phản ứng hạt nhân có 2 tầng với lối lên bậc thang. Tầng cao nhất là miệng chính của lò, tầng còn lại đặt các dụng cụ liên quan đến hoạt động của lò. Miệng lò được đóng kín với hệ thống bảo vệ chắn chắc. Đây là vị trí cao nhất của lò phản ứng.
< Tầng 1 của lò phản ứng gồm nơi chứa các nhiên liệu đã bị cháy, hệ thống đo mức phóng xạ cùng các hệ thống hỗ trợ lò hoạt động.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai nước Liên Xô và Việt Nam vào năm 1979, thiết kế kỹ thuật khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được các chuyên gia Liên Xô thực hiện và được phê duyệt.
Dulichgo
Công trình khôi phục và nâng công suất lò phản ứng được tiến hành trong hai năm 1982 - 1983. Đến ngày 20-3-1984 lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chính thức đưa vào hoạt động với công suất danh định 500 kW (gấp đôi công xuất cũ).
< Các thanh nguyên liệu hạt nhân Uranium bên trong lò phản ứng, nhìn từ miệng lò.
Từ đó đến nay, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được giao những nhiệm vụ cơ bản như sau:
* Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và năng lượng nguyên tử trên nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
< Đưa đồng vị phóng xạ đã được điều chế vào chất dẫn có phát tán nhiều phóng xạ.
* Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho sự phát triển của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và ngành khoa học hạt nhân của nước ta.
< Chuyển đồng vị phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược phẩm.
* Quản lý vận hành an toàn và khai thác sử dụng có hiệu quả hoạt động của lò phản ứng. Ngoài công tác bảo đảm an toàn lò phản ứng, Viện còn hỗ trợ kỹ thuật trong việc quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ cho các đơn vị sử dụng kỹ thuật hạt nhân hay những thiết bị có phóng xạ như máy chiếu X Quang, tham gia nghiên cứu quan trắc và bảo vệ môi trường.
Dulichgo
* Mở rộng hợp tác trong nước và nước ngoài để trao đổi khoa học, các sản phẩm dịch vụ và chuyển giao quy trình công nghệ hạt nhân.
< Hệ thống đo phóng xạ tự động, khi vượt mức cho phép chuông sẽ reo báo động.
Dulichgo
Theo PGS TS Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - mỗi tháng lò phản ứng hạt nhân hoạt động 130 giờ liên tục để sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp. Ngoài ra, thỉnh thoảng lò cũng hoạt động thời gian ngắn phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu.
< Cơ cấu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay.
Với các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, những chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn.
Được biết, đây là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ. Các chất phóng xạ này được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hóa phóng xạ.
Du lịch, GO! tổng hợp
Blogger Comment
Facebook Comment