(Cinet) – Nằm ngay trung tâm thành phố tại số 97 Phó Đức Chính-Quận 1, Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng cho những người yêu hội họa, mỹ thuật và là nơi không nên bỏ qua khi đến với thành phố Hồ Chí Minh sôi động.
Ngay từ cổng vào, du khách đã cảm nhận được không gian rất “mỹ thuật” với hình ảnh một toà nhà lớn được xây dựng theo kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc Á Đông, sát hai bên cổng vào là những hàng cây và nhiều tượng điêu khắc đá. Công trình kiến trúc do kiến trúc sư người Pháp – Rivera thiết kế năm 1929, việc xây dựng cũng được bắt đầu từ năm đó và hoàn thành vào năm 1934.
Ban đầu tòa nhà này là của một thương nhân người Trung Quốc có tên là Hui Bon Hoa (tên Việt thường gọi là Hứa Bổn Hòa). Ông Hòa sống tại thành phố Hồ Chí Minh, là chủ của nhiều công trình nổi tiếng như Bệnh viện Từ Dũ; Khách sạn Majestic…
< Không phân chia chủ đề, tầng 1 là nơi trưng bày các tác phẩm từ điêu khắc đá, gỗ đến tranh sơn dầu, sơn mài, lụa của mỹ thuật hiện đại trước năm 75.
Cho đến năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vào thời điểm đó, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, hiện vật cũng sơ sài nên đến tận năm 1922, bảo tàng mới thực sự đi vào hoạt động.
Tòa nhà chính gồm 3 tầng với hàng nghìn các tác phẩm nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc gỗ, điêu khắc đá đến đồ đồng, đồ gốm. Trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là tác phẩm sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí.
Tầng 1 là nơi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật hiện đại sau năm 75. Không chia từng khu vực riêng biệt tranh sơn dầu, sơn mài hay tranh lụa. Cũng không trưng bày theo chủ để cụ thể.
< Khác với tầng 1, trên tầng 2 chia từng khu vực khác nhau với nhiều chủ để đươc lựa chọn từ kháng chiến cho tới thủy mặc.
Các tác phẩm hội họa, điêu khắc được trưng bày đan xen, đưa người xem trải qua những cung bậc cảm xúc lúc cao trào khi lại thấy bình lặng.
Mặc dù không phải là những tác phẩm được liệt vào danh sách những kiệt tác, hay những tác phẩm nổi tiếng của hội họa Việt Nam song tất cả những tác phẩm được trưng bày tại đây được lựa chọn rất kỹ và được giới chuyên môn đánh giá cao. Dulichgo
< Anh bộ độ cụ Hồ và nhân dân của danh họa Mai Văn Hiến.
Lên đến tầng 2, du khách sẽ được thưởng lãm các tác phẩm của mỹ thuật hiện đại trước năm 75. Khác với tầng 1, ở đây trưng bày theo chủ để, với kiến trúc hình vòng cung khép kín, du khách sẽ lẫn lượt thăm quan từ phòng trưng bày chủ đề kháng chiến, đến phòng trưng bày các tác phẩm của sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương- nơi trưng bày tuyệt tác Vườn Xuân Bắc Trung Nam cho đến phòng tranh cổ động, và kết thúc ở phòng trưng bày tranh thủy mặc…
< Thanh niên thành đồng của danh họa Nguyễn Sáng.
Tầng 3 là một không gian hoàn toàn khác với những tác phẩm từ đá, gỗ, đồng và gốm. Theo đúng thứ tự thời gian, bộ sưu tập đầu tiên là bộ sưu tập điêu khắc đá Chăm và điêu khắc đá Nam Bộ. Rồi đến các giai đoạn điêu khắc gỗ, đồng và gốm. Các tác phẩm điêu khắc hầu hết được thể hiện với nhiều chủ để khác nhau như về đời sồng thường nhật, đồ thờ, đồ trang trí…Khu vực đồ gồm vô cùng phong phú với sản phẩm gốm từ cổ đến hiện đại của nhiều làng gốm khác nhau khu vực phía Nam.
< Một vài tác phẩm điêu khác đá và gốm được trưng bày trên tầng 3 của bảo tàng.
Ngoài khu nhà chính, bảo tàng còn có 1 tòa nhà phụ nhỏ hơn là nơi trưng bày các tác phẩm tranh sơn dầu sưu tập từ khắp cả nước. Bên cạnh đó nhưng khu vực vườn tượng, phòng bán tranh và phòng hướng dẫn mỹ thuật cũng mang đến cho du khách thăm quan nhiều trải nghiệm thú vị. Dulichgo
Trong bảo tàng có khu vườn với cây xanh rợp bóng có thể làm chỗ nghỉ chân cho khách thăm quan, gần cổng là quán café nhỏ phục vụ nhiều thứ đồ uống hấp dẫn để du khách vừa có thể uống nước, trò chuyện vừa có thời gian chiêm nghiệm về những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong bảo tàng.
Bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần, mặc dù ngày nào cũng có số lượng khách thăm quan cố định song vào thứ 7, chủ nhật điểm đến này thực sự thu khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Theo Lan Hương (Cinet)
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment