Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Quy Nhơn, Bình Định, Vietnam

Chuyện 'lề trái' sau một kỳ nghỉ lễ...

(Dulichgo) - Trước giờ vẫn quen nói chuyện 'lề phải' thì giờ đây, mình xin đôi điều bàn về chuyện 'lề trái' sau một kỳ nghỉ lễ dài, mời bạn xem chơi.

Hậu trường pháo hoa

Vào những dịp lễ, cụ thể như ngày 30/4 vừa qua: pháo hoa đã được trình diễn tại nhiều thành phố... và hẳn nhiên nếu bạn đã xem rồi thì chắc chắn rằng bạn cũng rất thỏa lòng mong đợi thời khắc đáng ghi nhớ ấy trong dịp này, phải không? Xem pháo hoa đã nhiều, vậy bạn biết những nơi người ta chuẩn bị cho màn tiệc pháo hoa lộng lẫy trong đêm này ra sao không? Đó chính là những trận địa pháo mà các đấng 'phó thường dân' khó lòng lảng vảng vào ngắm nhìn soi mói được vì những nơi này được bảo vệ rất kỹ.

< Bên ngoài các trận địa pháo hoa được canh gác rất nghiêm ngặt.

Vì sao phải bảo vệ? Bạn biết đấy: pháo hoa gắn liền với thuốc súng và được kích hoạt theo chương trình từ máy tính, tính toán từ phần lẻ của giây.

Người vào nhiễu nhương: chỉ một tàn lửa là hàng triệu đô la pháo hoa đi tong, 'đi' không theo bài bản và có thể gây hại cho tất cả những người xung quanh. Bạn xem TV thấy những màn pháo hoa 'tổ trác' trên thế giới hay cháy chợ pháo hoa khiến nhiều chục người bị thương rồi chưa? Nó là thế đấy, đẹp nhưng trận địa pháo là chốn dành cho các chuyên gia.

< Trận địa pháo hoa bên bờ hồ Gươm đang chuẩn bị bày binh bố trận.

Tại Hà Nội, các trận địa pháo hoa đã chuẩn bị sẵn sàng khai hỏa từ trưa ngày 30/4 tại 5 điểm bắn trong đó có 2 trận địa tầm cao, 3 tầm thấp.

< Trong thùng lấy ra thì nó thế này đây.

2 trận địa bắn pháo hoa tầm cao sẽ diễn ra tại khu vực trước Bưu điện Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và trận địa tại Trung tâm vườn hoa thị xã Sơn Tây.

< Những ống bắn pháo hoa được gắn dính liền trong khung kim loại tạo thành lốc mười cái.

Riêng 3 điểm bắn pháo hoa tầm thấp sẽ diễn ra tại Trụ sở Báo Hà Nội Mới (Hoàn Kiếm), Công viên Thống nhất (Hai Bà Trưng) và địa điểm 3 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình (Nam Từ Liêm).

< Lính công binh đảm nhiệm việc bắn sẽ đấu nối các kíp nổ dẫn đến trung tâm điều khiển bắn. Nơi này sẽ lập trình sẳn tính đến từng phần mười giây để khối pháo hoa nào sẽ nổ trước hay sau. Bây giờ thì tất cả đã sẳn sàng chờ hiệu lệnh thôi!

Về số lượng súng, pháo hoa tầm cao sẽ có tổng số 1.500 quả/1.500 súng (mỗi trận địa 500 quả) và pháo hoa tầm thấp sẽ có tổng số 270 giàn (mỗi trận địa 90 giàn).

< Ở TPHCM, trận địa pháo chính nằm trên sân bay trực thăng cao chót vót trên tòa nhà cao nhất TP Bitexco Financial Tower với 64 tầng. Trận địa pháo phụ nằm trên nóc tòa nhà Bitexco Tower gần bên.

Tại TPHCM, công tác lắp đặt hơn 2.000 giàn pháo hoa ở tòa nhà Bitexco Financial Tower đã hoàn thiện ngay trong ngày 29/4, trước lễ một ngày. Chương trình pháo hoa này do tập đoàn Bitexco (tài trợ) cùng Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 và nhà thầu Ruggieri (Pháp) đảm nhiệm. Pháo hoa được chuẩn bị tại một số vị trí của tòa nhà Bitexco Finanial Tower - tòa tháp cao nhất TPHCM (64 tầng).

< Đa số những lốc pháo hoa được lắp sẳn rồi chở đến tòa tháp. Dàn đế bắn có hình thù khác ngoài Hà Nội.

Trong lần này, pháo hoa được lắp đặt tại các vị trí của tháp Bitexco Finanial Tower (bắn chính) và toà nhà Bitexco Office Building (bắn phụ). Phần âm nhạc của chương trình được chuyên gia người Pháp thiết kế riêng dựa trên chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”, được phát trực tiếp thông qua hệ thống âm thanh được bố trí tại hai khu vực: Khu dọc đường Tôn Đức Thắng với 8 hệ thống loa (có điểm đầu tại vòng xoay Trần Hưng Đạo, kết thúc tại cầu Khánh Hội) và khu vực chợ Bến Thành với 5 hệ thống loa (đặt tại vòng xoay Quách Thị Trang).

< Những lốc pháo hoa đang được lắp ráp trên sân bay trực thăng, cạnh đó là hệ thống đèn chiếu trời.

Để đảm bảo an toàn cho khu vực bắn, các hoạt động kinh doanh tại lầu 52 của tòa tháp sẽ đóng cửa cả ngày 30/4.

Các khu vực khác của tòa nhà đã được phong tỏa từ 19 giờ cùng ngày, tức là 'không nhiệm vụ' khó lòng mà xớ rớ vô các tầng liên quan này. Các tuyến đường xung quanh tòa nhà (Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu – Hải Triều) sẽ không được phép đậu xe từ ngày 22/4 đến hết thời gian bắn pháo hoa.

< Các ống pháo hoa được đưa lên giàn hình rẽ quạt. Giàn giá nhẹ nhàng, đơn giản. Do tòa nhà đã cao chót vót rồi nên đa phần pháo hoa chỉ cần tầm thấp, gọn nhẹ. Cuối cùng thì chúng cũng được nối với phần điều khiển trung tâm, xử lý bằng phần mềm điều khiển bắn.

Chính là nhờ vị trí bắn pháo hoa từ trên cao nên người xem sẽ phân bố rải rác ở nhiều nơi, ở nhiều quận huyện nên sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông tại khu trung tâm thành phố.

Thời điểm pháo hoa đang tung sáng rực rỡ trên trời, bạn biết bọn mình ở đâu không? Mình ở mãi tận Phú Mỹ Hưng, tức là cách trận địa pháo 5km đường chim bay nhưng vẫn thấy rõ mồn một.

< Tất cả sẳn sàng vào lúc 15h chiều ngày 29/4. Giờ đây chỉ chờ qua hôm sau, chờ đêm đến, chờ bạn đến coi và chờ... hiệu lệnh là sẽ đùng đùng.

Chỗ mình đứng xem cũng chả phải trên cao mà ngay trên lề đường, vây quanh là những bãi cỏ, cây rộng mênh mông... với khoảng vài ba mươi người cùng làm 'khán giả'.

Xem gần nhiều lần chán rồi, kỳ này xem xa nó có cái thú riêng: Ta sẽ thấy toàn cảnh không thiếu chiếc pháo hoa nào, hình ảnh 'hơi nhỏ' một tý nhưng tuyệt đẹp vì không bị khói pháo bao phủ, thiếu âm thanh nền nên khỏi ồn, thiếu... biển người nên khỏi ngột ngạt, sướng chứ?

Tấp nập tàu xe trở về nhà...

Ngay vào ngày cuối cùng dịp nghỉ lễ dài 30/4 – 1/5, các bến xe ở các điểm du lịch và thành phố bắt đầu quá tải. Hành khách lại chung sống với điệp khúc nhồi nhét, chen lấn cùng chém đẹp! Hàng chục ngàn người dân, sinh viên, người lao động tấp nập đổ về Thủ đô, về TPHCM khiến các điểm giao thông công cộng, bến xe, điểm dừng xe buýt… của những nơi này quá tải.

Tại các bến xe, lượt xe chở khách từ các tỉnh dồn về tăng hơn nhiều lần so với ngày thường. Liên tục, ở sân trả khách của bến xe lúc nào cũng có xe vào trả khách. Rất nhiều xe ngay sau khi trả khách xong đã quay đầu, chấp nhận đi xe không về để tiếp tục đón khách về Hà Nội và TPHCM. Vậy nên chuyện chở quá số người quy định, giá vé tăng cao hơn ngày thường là điều khó tránh khỏi do 'Cung vượt cầu', hậu quả từ cuộc đi chơi ngày lễ mà nay ta phải trả giá.

Khu du lịch đua nhau tăng giá

Từ ngày 26/4, du khách bắt đầu kéo đến các khu du lịch để vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Giá cả phòng nghỉ khách sạn và nhiều dịch vụ nhân cơ hội này đua nhau tăng vô tội vạ dù nhiều địa phương quy định không được tùy tiện tăng giá vượt mức quy định.

Đặc biệt, trên các trang web Agoda.com, booking.com, có khách sạn 3 sao ở Sa Pa báo giá phòng thấp nhất là 17 triệu đồng/đêm, cao nhất lên tới 46 triệu đồng/đêm dịp 30/4 khiến không ít người phải giật mình. Tuy nhiên, đại diện khách sạn sau đó lên tiếng cho rằng, thực tế không có mức giá 'trời ơi' này. Theo lý giải, khách sạn có đăng ký bán phòng qua một số trang web trực tuyến và có mức giá riêng cho họ. Ở từng thời điểm hết phòng, phía đối tác này sẽ tự động đưa mức giá lên thật cao nhằm cho khách hàng không còn có khả năng đặt được.

Trong khi đó ở miền Trung, do quá tải, giá phòng khách sạn cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Có khách sạn nhận tiền của 2 - 3 khách cho 1 phòng nên buộc phải cho khách đi ngủ nhờ noi khác. Có nơi giá cao ngất ngưỡng nhưng vẫn không còn phòng nghỉ, khách phải ngủ cả trong trường học do các địa phương bố trí, thậm chí ngay cả trên vỉa hè! Đấy là chưa nói đến chuyện ăn uống: đa phần các nơi đều tính giá cao hơn, phục vụ chậm chạp hẳn ngày thường - 'Lễ mà' là điệp khúc mà các quán phân bua với khách hàng.

Thôi thì tạm nhủ: nghỉ lễ mới có dịp đi du lịch, đi du lịch trong kỳ lễ mới có dịp 'hành xác' và cho những người kinh doanh 'ăn xổi ở thì' cũng có dịp chặt chém tí chút. Ta về bình an, ví còn ít tiền lẻ... ấy là đã tốt rồi. Giờ đây thì cày tiếp và... chờ dịp lễ... dài ngày sau nhé!

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment