Tại phố Hàng Than có ngôi chùa cổ, tọa lạc trên phần đất thôn Hòe Nhai, tổng thượng, huyện Vĩnh Thuận xưa, gọi là chùa Hòe Nhai, tên chữ là Hồng Phúc tự.
Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Lý. Chùa đã sửa chữa và xây lại nhiều lần vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946. Căn cứ vào tấm bia dựng vào năm Chính Hòa 24 (1703) do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn có ghi rõ chùa được dựng tại bến Đông Bộ Đầu nên giới sử học nhờ đó xác định được trận đánh quân Nguyên ngày 29 – 1 -1528 là gần chùa Hòe Nhai hiện nay.
Chùa có nhiều tượng Phật sơn son thiếp vàng mang phong cách của Thế kỷ 18.
Đặc biệt gian bên phải của chính điện hiện có pho tượng Phật ngồi trên lưng một ông vua đang phủ phục – Duy nhất chỉ có ở chùa Hòe Nhai. Chùa có Quả chuông mang niên hiệu Tự Đức 17 (1864) một khánh đồng cao 1,5m đúc nămGiáp Dần niên hiệu Long Đức 3 (1734) đời Lê Thần Tông .
Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng, chùa mới dựng ngọn tháp Ấn Quang năm 1963 để kỷ niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo .
Trong chùa có rất nhiều tấm bia, qua đó chúng ta được biết chùa là trụ sở của một trong những tông phái Phật Giáo lớn của Việt Nam đó là Phái Tào Động. Phái Tào Động có sư tổ thứ nhất là Hòa Thượng Thủy Nguyệt, tổ thứ hai là Thiền sư Chân Dung… tính đến năm Nhâm Thân (1932) thiền sư Tam Nghĩa Thích Nhân Từ, phái Tào Động đã trụ trì ở đây được 47 đời. Nhiều Thiền Sư đã được vua sắc phong.
Hiện chùa còn giữ được một đạo sắc phong do vua Lê Hiển Tông phong cho thiền sư Trần Văn Chức vào năm Cảnh Hưng Thứ 11 (1750). Thời Gian cuối đời Đức Đệ nhất Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận đã ở đây.
Vừa qua chùa mới được Đại Đức trụ trì Thích Tâm Hoan cùng tín đồ Phật tử trong và ngoài nước với sự giúp đỡ của chính quyền các cấp đã tu sửa nhà tổ, nhà khách, nhà thờ Thất Phật, quy hoạch lại khuôn viên tháp Ấn Quang ... thật là tố hảo .
Trong thời gian tới sẽ tiếp tục trùng tu lại Thượng điện thờ Tam Bảo. Thật xứng “Chùa Hồng Phúc ở Hà Thành, núi Nùng như vạt áo, sông Nhị như giải lưng, hồ trúc Bạch chắn ngang, dòng Tô Lịch vòng lại, đây thật là chốn tùng lâm lâu đời của đất Thăng Long“ (Văn bia 1703).
< Cổng chùa Hòa Nhai.
Chùa đã được Bộ Văn Hóa và Thông Tin xếp hạng Di tích Lịch Sử và văn Hóa ngày 21 - 1 - 1989.
Chùa Hoè Nhai (tên chữ là Hồng Phúc tự) ngày nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Thiện Tâm
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment