(HanoiTV) - Đình Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất - Hà Nội, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 35km.
Đình thờ ba anh em họ Chu (gốc Trung Quốc) là những người có công cải đổi phong hoá, mở trường dạy học, làm thuốc cứu người nên nhân dân nhiều làng ở ven bờ sông Tích Giang đã lập đền miếu phụng thờ.
Đình có tên thường gọi là đình Đại Đồng thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất - Hà Nội. Là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Dulichgo
Đình thờ ba vị thành hoàng họ Chu người đất Ba Trung (Trung Quốc), sang Việt Nam từ thời Đông Hán, triều vua Hiến Đế. Anh cả là Chu Cẩn, anh hai là Chu Khiêm, anh ba là Chu Đàm
Sinh thời, ba anh em họ Chu đã góp phần cải đổi phong hoá, mở trường dạy học, làm thuốc cứu người nên nhân dân nhiều làng ở ven bờ sông Tích Giang đã lập đền miếu phụng thờ. Dulichgo
Tổng thể kiến trúc đình Đại Đồng còn khá nguyên vẹn các hạng mục, trong đó đáng chú ý là toà Đại bái và Hậu cung là hạng mục kiến trúc thời Lê, thế kỷ XVII – XVIII. Đến thời Nguyễn đình được xây thêm các hạng mục như Tiền tế, Tả mạc, Hữu mạc và xây bức tư
Thế đất dựng đình cao ráo tựa như hoa sen. Cửa đình hướng Nam trông ra một giếng tròn rộng càng làm cho cảnh quan đình đại đồng thoáng đãng.
Ngôi nhà Tiền tế 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái tạo ra 8 đầu đao cong vút. Bốn phía nhà Tiền tế không xây tường mà để thoáng. Trên các vì đỡ mái được lắp ván lá gió bằng gỗ, cốn thép mê gỗ chạm nổi các tích cổ hoặc đề tài tứ linh.
Tám mái tạo ra tám đầu đao cong vút.
Ngôi nhà Đại bái là công trình kiến trúc thời Lê, gồm 7 gian 2 dĩ. Vì kèo làm theo kiểu giá chiêng. Cột cái đỡ mái cao 5.5 m, cột quân 3.60m. Nội thất Đại bái trang trí nhiều hoành phi, câu đối tạo ra không khí thâm nghiêm, cổ kính. Dulichgo
Trên các vì đỡ mái được lắp ván lá gió bằng gỗ, cốn thép mê gỗ chạm nổi các tích cổ hoặc đề tài tứ linh (Long, Lân,Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai).
Hằng năm hội làng Đại Đồng được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.
Theo HanoiTV
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment