(Tiếp theo) - Như đã nhắc đến trong bài trước: Rời núi Châu Thới, mình lái xe xuống bằng đường cũ còn 'nửa kia' mang máy ảnh, sẽ hạ sơn theo lối bộ hành. 220 bậc thang đá cũng 'hơi bị' nhiều. Tuy nhiên đi xuống phẻ hơn trèo lên nên tha hồ ngắm cảnh vật, nhất là đường ni chạy theo ven hồ nước.
Núi và chùa Châu Thới khá đẹp... nhưng phải chi mấy cái mỏ đá vây chung quanh xong việc, cuốn gói đi hết thì sẽ đẹp hơn! Mình nhớ hồi bé cũng đã từng 1 lần được ba đưa đến núi Châu Thới. Chùa lúc ấy thía nào thì chả nhớ, chỉ còn nhớ thấy núi cao và phủ cây xanh um. Mỏ đá hồi xưa cũng có nhưng không bao vây tứ bề như ngày nay... và đang ăn dần gần hết. Cạp đá, ăn hết núi, khiếp chưa?
< Đường bộ hành xuống đây, ngày thường - giờ chiều nên vắng teo, nửa kia đi mình ên.
Mà người ta khai thác đá từ bao giờ, ngoài danh từ 'Châu Thới', thì còn tên nào khác, bạn biết không?
< Đến đoạn này thì hổng còn 'mình ên' vì có một 'nhân vật' phía dưới kia, bạn thấy không?
Núi Châu Thới nằm về phía hữu ngạn của sông Đồng Nai, trên vùng đất thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (trước 1975 thuộc quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa).
Núi cao khoảng 80 mét so với mặt nước biển, muốn lên tới đỉnh, người ta phải bước lên đến 220 bậc tam cấp, được xây dựng năm 1971.
< 'Nhân vật' í hóa ra là bà con của Tôn Ngộ Không. Khỉ tại đây dạn dĩ nhưng không quấy phá.
Trên các cây và dây văng ven đường cũng được thắt nhiều nút xanh đỏ vàng bằng ống hút giống như ở đường lên.
< Cây mọc giữa đường nãy giờ thấy khá nhiều, bi chừ đến tảng đá giữa đường. Người ta cũng đốt nhang ở đầu mô đá này.
Đứng trên đỉnh núi, có thể nhìn thấy một vùng cảnh vật bao la trải dài phía dưới, gồm cả hai tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, và xa mờ ở đường chân trời là vùng đất Sài Gòn Gia Định.
< Sợi dây đầy những nút thắt màu xanh đỏ ven đường. Phải chi có mua nước uống, mình cũng thắt bậy một cái cho... oai!
Xưa, đó là một tấm thảm lụa xanh mướt của những cánh đồng khoai lúa, gợi cảm giác thanh bình, êm ả, tâm hồn của con người như phiêu diêu, thanh thoát theo những ngọn gió thổi lồng lộng trên đỉnh non cao, trong giây phút, tạm quên cảnh phù trần lắm điều phiền muộn.
< Đường xuống có một hai điểm dừng ngắm cảnh bên trái. Từ những chỗ này sẽ có lối mòn xuống hồ.
< Vách đá phía Nam cạnh hồ, qua nhiều chục năm cũng phủ rêu phong.
Núi này ngày xưa có ba tên gọi, nay ít người còn biết. Ba tên gọi ấy là Chiêu Thái (cũng có nơi ghị Chiêu Thới), Cố Phi San và Mông-bơ-Lăng-si.
< Hổng phải đi lên mà ngoáy lại bắn một phát.
1- Chiêu Thái Sơn: được ghi chép chính thức vào quốc sử quán triều Nguyễn năm 1850, dưới triều vua Tự Đức.
< Tàng tàng xuống từng bước chân. Trong thật tế thì lúc này mình đã đậu xe ở dưới rồi, chỗ cái chái nhà đỏ để xe.
< Một góc hồ đá. Trên này nhìn xuống thấy rõ nhữnng lối mòn. Nếu không vướng chiếc xe thì xuống đấy nằm ngắm cảnh khá phê.
Người ta đã từng phát hiện một tử thi trôi dưới hồ này đấy, chả biết nguyên nhân vì sao... nhưng bọn mình chả ngại, ai mà không 'teo' một lần?
< Lúc này đã thấy thấp thoáng bóng mình chờ bên dưới rồi.
2- Mông Bơ Lăng Si: đây là gọi theo tên của một người Pháp, ông Mont Blanchy đã mua núi này vào ngày 17-10-1873 từ ông thanh tra Palasme de Champeaux, kẻ đã khai khẩn ngọn núi.
Đến năm 1886, Mont Blanchy bán lại cho công ty “Nông - Kỹ Nam Kỳ” (Societe agricole et industrielle de la Cochinchine). Tên gọi ngọn núi là Mont Blanchy vẫn được thông dụng trong giới học thức một thời gian sau đó.
< Chỉ là hồ do khai thác đá nhưng cảnh quan đẹp, chỉ dư thừa mấy đống đá to chà bá xám xịt phía xa.
< Nửa kia xuống rồi, mình cầm máy ảnh đi lên một đoạn cố vớt vát...
3- Cố Phi San: Cách gọi lắp ráp của người Tàu, có nghĩa là Núi Cà Phê. 'Cố Phi' là 'coofee' (hay café theo tiếng Pháp), còn San là cách phát âm khác của Sơn, tiếng Hán Việt nghĩa là núi.
< Từ dưới này nhìn lên thấy chùa Châu Thới. Tiếc góc nhìn từ nhà bát giác nhưng lười quay lại, vậy thì thôi!
Nguồn gốc của tên gọi này như sau:
Ông hội trưởng của “Hội Nông Kỹ Nam Kỳ”, sau đổi lại là “Công ty Nông Kỹ Miền Nam và Trung Việt”, chú trọng vấn đề khuếch trương việc trồng trọt trên núi. Ông cho nhập cảng hạt giống cà phê từ xứ Ba Tây (Brazil) về để trồng thử nghiệm.
< Một trong rất nhiều lối mòn xuống hồ.
Ngày gieo hạt, ông làm lễ long trọng và mời nhiều vị hội viên có tiếng tăm người Pháp, Hoa, Việt đến chứng kiến. Mở bao hạt giống đem gieo, ông mới phát hiện rằng hạt cà phê đã bị rang chín hết.
Tiệc đãi khách tan, mọi người hể hả ra về, riêng ông chủ thì ắt hẳn vừa tức vừa quê. Từ đó, mỗi khi đi ngang qua ngọn núi, người Tàu thường gọi một cách chế diễu là Cố Phi San; tức là Núi Cà Phê... dù chẳng có cây cà phê nào mọc trên núi đó cả.
< Bia công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa núi Châu Thới.
Khi cái hội vừa kể giải tán vào tháng 11 năm 1928, họ nhượng một phần sở hữu lại cho ông Bùi Văn Lố, một hào phú vùng Dĩ An để khai thác đá. Kể từ thời điểm này, quả núi Châu Thới cùng những cụm núi xung quanh bắt đầu bị tàn phá không thương tiếc.
< Nhìn từ chỗ để xe, thấy người câu cá ven hồ. Có nước khắc có cá mà, hổng chừng ngàn năm nữa có cả cá mộp, cá voi...
Năm 1957, công ty Mỹ Johnson Drake and Piper được phép vào lấy đá để làm đường xa lộ Sài Gòn, Biên Hòa. Bụi đất mịt mù dưới chân núi... và cứ ít lâu, một tiếng nổ của mìn phá đá làm rúng động cả một khu vực rộng lớn xung quanh, khói bụi trải trắng từng bông lúa của cánh đồng xanh mướt trải dài phía xa...
< Bấm thêm phát cuối rồi đạp máy, chạy xe trở về.
Nếu bạn cao hứng, từ đây có thể theo TL743C ra QL1 để ghé thăm Đền Hùng Vương ở Q9.
Ngọn núi đẹp đã đi vào sử sách từ thưở xưa mau chóng bị dạt hẳn một bên ở phía đông khiến những ai có tình yêu với ngọn núi này không khỏi quặn lòng mỗi khi nhìn đến.
< Ghé chợ Phước Long B trên đường Đỗ Xuân Hợp mua vài ký thanh long - vị trí ở đây >
Ngày nay, núi Châu Thới vẫn bị xâm hại nghiêm trọng bởi hoạt động khai thác đá. Xung quanh chùa Châu Thới hiện có ít nhất 2 mỏ đá đang khai thác, hoạt động liên tục, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại bình thường của khách hành hương...
< Trên đường về, thấy chùa Đông Hưng (vị trí) trong khu dân cư Nam Rạch Chiếc vừa trùng tu khá đẹp nên tấp vào thưởng ngoạn. Đẹp, nhưng thiếu một khuôn viên rộng rãi.
Sát cổng chùa là mỏ khai thác đá của Công ty CP Đá Núi Nhỏ, bên cạnh đó là bãi tập kết đá, bãi xay xát, chế biến đá của công ty này án ngữ ngay cổng chùa. Ở chân núi, nơi ngôi chùa tọa lạc, có những cái hồ rất sâu do một thời gian dài khai thác đá và một phần của ngọn núi đã bị nổ mìn lấy đá.
Khi nào hết đá, quang cảnh bình yên sẽ về với chốn này - chắc lâu...
< Chụp tấm ảnh kỷ niệm: mình không hiện diện do... đang chụp, bà xã đang ngắm nghìa cây cỏ tít đàng kia. Thôi thì chụp dzợ 2 vậy.
Do vào mỏ đá nên xế bám đầy thứ bùn trắng xám, dấu tích còn lại sau chuyến đi núi và chùa Châu Thới. Dìa nhà, tắm cho nàng Win một phát là lại long lanh!
Hết
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment