Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Quy Nhơn, Bình Định, Vietnam

Rừng Sác Cần Giờ

Cần Giờ - một khu rừng ngập mặn mênh mông, còn có tên là Rừng Sác. Nó có tên như vậy là do người Nam Bộ gọi cây mắm là cây Sác. Đây là loài cây ngập mặn hay sống cùng với các loại cây khác, như sú, vẹt, đước, ô rô, chà là… tạo thành một tập đoàn cây ngập mặn.

Tập đoàn cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng chưa ổn định ở các bãi bồi cửa sông ven biển, nơi chưa có cây gì khác mọc được. Cây mắm, cây đước đi trước, khi đất bùn đã được cố định, nước đã nhạt dần, cây dừa nước là đại biểu sau cùng trong đoàn quân lấn biển.

Các nhà thực vật học còn dùng tên rừng Sác để chỉ kiểu rừng ngập mặn, nhằm phân biệt với rừng chàm là kiểu rừng đầm lầy trên lục địa, nước ngọt và hay bị nhiễm phèn.

Vào thế kỷ 17, khi những lưu dân Việt đầu tiên vào khai khẩn vùng đất mới Nam Bộ, Cần Giờ có đến 42 ngàn ha rừng nguyên sinh mọc trên hàng trăm gò đất nửa chìm nửa nổi, hoặc chỉ cao hơn mức nước biển một vài mét và hơn 1/4 diện tích vùng Rừng Sác là sông rạch. Dulichgo

Thế giới động vật Rừng Sác thời đó thật khó kiểm đếm hết. Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, ngoài hàng trăm loài chim nước và động vật thuỷ sinh như tôm, cua, cá, lưỡng cư… người ta còn gặp hổ, khỉ độc, rái nước…

Thậm chí có những ngày rái nước với hàng trăm con tập trung trên gò nhỏ. Nhiều người đã chứng kiến những cuộc giao tranh quyết liệt giữa heo rừng và trăn nước. Loài cá sấu có nhiều vô kể, vẫn được người dân địa phương gọi là "chúa nước".

Trong những năm 1962-1971, để tiêu diệt căn cứ quân giải phóng: Mỹ tàn phá Rừng Sác bằng cách rải chất diệt cỏ, trung bình mỗi ha rừng Sác phải hứng chịu 56 lít. Cho đến ngày giải phóng (năm 1975), gần như toàn bộ Rừng Sác ở Cần Giờ bị tàn phá. Nhưng chỉ 5 năm sau, Rừng Sác đã tái sinh trở lại và bị khai thác, chặt phá bừa bãi, do chưa có quy hoạch.

10 năm sau đó là thời gian nhân dân Cần Giờ và bộ đội đổ mồ hôi trồng lại rừng ngập mặn, hàng chục ha Rừng Sác đã hồi sinh. Có đến 60 loài thực vật đã xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước. Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó có bồ nông, cò quắm, sếu, diệc, hồng hộc, le le… Động vật lớn hầu như không gặp, nhưng đã có đàn khỉ gần 400 con sống tự do trong Lâm viên Cần Giờ. Năm 2001, UNESCO công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh qyuển đầu tiên của Việt Nam. Cùng với các khu dự trữ sinh quyển của gần 90 nước khác trên thế giới, đã mở đầu một kỷ nguyên mới cho Rừng Sác: kỷ nguyên phát triển loại hình du lịch sinh thái. Dulichgo

Có lẽ tương lai Cần Giờ bắt đầu từ năm 1985, khi con đường ô tô đầu tiên được xây dựng nối liền Bình Khánh với thị trấn Cần Thạnh xuyên qua trung tâm Rừng Sác với những vạt đước cao trên 10 m, những vạt dừa rậm rạp với các tàu lá nhọn sắc nhô lên những thanh trường kiếm khổng lồ, du khách đi qua một thế giới kỳ lạ với các cảnh quan rừng ngập mặn, Rừng Sác như một bộ máy lọc nước khổng lồ, lọc sạch các chất ô nhiễm của hàng trăm khu công nghiệp và đô thị miền Đông Nam Bộ xả xuống các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Nhà Bè. Nhờ vậy Cần Giờ vẫn giữ được thế mạnh về kinh tế thuỷ sản. Với trên 5 ngàn ha nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp trên 30 ngàn tấn thuỷ sản, chủ yếu là tôm sò, hàu, nghêu…

Con đường Rừng Sác đã được mở rộng thành xa lộ 6 làn xe với lộ giới rộng đến 120m, khu vực ven biển đã được quy hoạch thành khu kinh tế mở của thành phố Hồ Chí Minh. Các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ mọc lên bên cạnh các di chỉ từ thời Sa Huỳnh, Óc Eo…
Nhưng dù là khu kinh tế mở ven biển có quy mô đến mức nào thì hàng chục ngàn ha Rừng Sác sẽ lá phổi xanh và cỗ máy lọc nước khổng lồ của thành phố Hồ Chí Minh - vẫn phải được giữ gìn, bảo vệ vì những giá trị sinh thái và lịch sử không gì có thể thay thế được. Dulichgo

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, còn gọi là Rừng Sác, là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông: Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Diện tích Rừng Sác ngày nay đã phủ xanh hơn 31 ngàn héc-ta, trong đó có gần 20 ngàn héc-ta rừng trồng, hơn 11 ngàn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Không chỉ là lá phổi xanh của TP. Hồ Chí Minh, Rừng Sác còn là điểm thu hút rất đông khách đến tham quan. Đi trong Rừng Sác, du khách sẽ thấy mình hòa nhập cùng thiên nhiên, tiết trời mát mẻ trong bóng cây xanh và sông nước hiền hòa.

Theo web Cần Giờ, ảnh báo Đất Mũi
Du lịch, GO!
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment