(BAV) - Tour du lịch đảo Yến (Khánh Hòa) hấp dẫn du khách với chương trình ngắm san hô bằng tàu đáy kính, lên đỉnh Du Hạ, thăm đền thờ tổ nghề yến và vào hang xem tổ yến. Đặc biệt vào mùa hè, đảo Yến thu hút rất nhiều khách quốc tế và trong nước đến chiêm ngưỡng.
< Những chiếc tàu đưa du khách từ bến cảng Vinpearl ra thăm đảo Yến.
Theo tài liệu lịch sử còn lưu tại Khánh Hòa, năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông tình cờ phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này.
< Tàu đưa du khách len qua những khe đá của các đảo có yến làm tổ.
Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông được người đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào. Dulichgo
< Những chiếc tàu đưa du khách vào hòn Ngoại (một trong số đảo có Yến làm tổ nhiều nhất).
Đảo Yến không phải là tên riêng của một hòn đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong vịnh Cam Ranh thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến làm tổ nhất.
< Vẻ đẹp của hòn Nội.
Chúng tôi đã có dịp hành trình đến với đảo Yến khởi hành từ cảng Cầu Đá (Nha Trang) trên tầu đáy kính. Tàu đưa khách qua những hòn đảo với những khối đá lớn có hình thù lạ lẫm, kỳ dị nhô ra biển.
< Từ hòn Nội du khách có thể ngắm được hòn Sam và hòn Ngoại.
Hơn một giờ sau, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến hành trình của chúng tôi là Hòn Sam. Tai đây chúng tôi có thể ghi lại hình ảnh ấn tượng về những chú chim yến chao lượn trên những ngôi nhà nhỏ của nhân viên bảo vệ đảo yến nằm cheo leo trên vách núi. Dulichgo
< Một góc hòn Sam, nơi du khách thích thú với cảnh đẹp nguyên sơ.
Chúng tôi tiếp tục xuống tàu và được trực tiếp chiêm ngưỡng “rừng” san hô dưới đáy biển qua đáy kính của tàu. Tàu đáy kính được thiết kế những tấm kính ở đáy tàu trong suốt. Ngồi trên tàu, chúng tôi có thể nhìn xuống biển ở độ sâu khoảng 6 - 7m.
< Trong hành trình ra thăm đảo Yến, du khách có thể dừng chân ghé thăm hòn Mun.
Nhân viên phụ trách tour của Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, do được bảo vệ nghiêm ngặt nên rạn san hô cũng như sinh vật biển tại khu vực này vẫn còn khá nguyên vẹn, đa dạng về chủng loại và màu sắc.
< Trong khu vực đảo Yến du khách có thể thỏa sức lặn biển và ngắm san hô.
Tàu cập bến Hòn Nội, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chim yến. Lên đảo chúng tôi được nhân viên của Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đi qua chiếc cầu gỗ được thiết kế men theo vách núi dựng đứng để lên đỉnh núi Du Hạ.
< Những ngôi nhà được dựng cheo leo trên vách núi của công nhân khai thác tổ Yến.
Đứng trên đỉnh núi Du Hạ, chúng tôi đã ghi lại những hình ảnh đẹp về thiên nhiên đảo Yến. Thú vị hơn là ngắm nhìn những đảo nhỏ xếp thành hàng phía trước mặt, trong đó có đảo Hòn Ngoại là nơi trữ lượng tổ yến lớn nhất Việt Nam. Dulichgo
< Những chiếc thuyền thúng của ngư dân bản địa.
Nhìn từ đỉnh Du Hạ, chúng tôi thấy bãi tắm đôi được tạo nên từ một doi cát cong cong về hai phía như hai chữ C dựa lưng vào nhau. Biển nơi đây yên ả, nước trong màu ngọc bích, chúng tôi vừa thỏa thích tắm biển vừa có thể ngắm nhìn san hô sống và nhiều loài cá đủ màu sắc.
Sau hành trình dài khám phá những điều thú vị trên đảo Yến Hòn Nội, chúng tôi có dịp mua nhiều sản phẩm từ yến sào thiên nhiên Khánh Hòa về làm quà như: yến sào đảo thiên nhiên nguyên tổ, yến đảo thiên nhiên tinh chế, nước yến cao cấp Sanest, nước yến sào nhân sâm.
Theo Bích Vân, Tất Sơn (Báo Ảnh VN)
Du lịch, GO!
Đảo Yến - Hòn Nội
Blogger Comment
Facebook Comment