Nhiều đời nay, với cư dân làng vạn chài sống dưới vách núi Pha Long thuộc Mường Ca Da, họ vẫn truyền tai nhau về một loại "cây thần có khả năng cải tử hoàn sinh”.
Nơi ấy, trên một khoảng núi phẳng dựng đứng kia khó có một cây nào mọc được vậy mà “cây thần” như chui từ núi đá ra. Nghe các cụ cao niên trong làng nói đã bao đời nay không lớn thêm cũng không nhỏ đi, bốn mùa lá xanh mướt, ai lấy được lá đó đem bỏ vào túi áo sẽ trường sinh bất tử, đồng thời có hàng trăm cô gái tình nguyện theo làm vợ!
Thực hư câu chuyện này ra sao?, chúng tôi đã tìm về thượng nguồn sông Mã để tìm hiểu...
Vượt sông ngắm "cây thần"
Sau khi vật lộn với đường đá lởm chởm mới đến được bản Côn (Bá Thước, Thanh Hóa), chúng tôi phải đi xuồng máy xuôi dòng sông Mã hung dữ đỏ lừ để được mục sở thị "cây thần". Từ mặt sông cách cây hơn trăm mét ngước lên, chúng tôi ghi nhận "cây thần" chỉ cao khoảng nửa mét, cành lá sum suê xanh mướt, lá nhỏ không giống với bất cứ lá cây nào gần đó, thân cây chỉ to bằng cán dao có nhiều thân mọc từ một gốc. Xung quanh "cây thần" bán kính mấy chục mét không một cây nào mọc được. Dulichgo
Ông Bùi Văn Hưng (52 tuổi) là người có thâm niên thả câu trên sông Mã còn nhớ rất rõ vào một đêm mùa hè cách đây vài năm khi ông đang thu dây câu tại khúc sông Mã dưới chân núi Pha Long bỗng nhiên có tiếng động phát ra từ vách núi.
< Khúc sông Mã hùng vĩ.
Cùng với đó là đàn chim (quạ) không biết từ đâu kéo đến bay lượn trên một khoảng trời quanh "cây thần". Đồng thời lúc đó "cây thần" tự nhiên phát quang nhấp nháy khi có hàng vạn con đom đóm vây kín dày đặc. Hoảng hốt trước sự lạ không thiết gì đến cá với câu, ông vội vã chèo xuồng nhanh về nhà trong tâm trạng sợ hãi.
Trước đây, khi chưa xây dựng Thủy điện Bá Thước II, mặt sông nước xoáy cuồn cuộn do núi đá chắn một phần sông Mã là nơi những người chèo bè xuôi dòng hay đi xuồng đánh cá rất đỗi kinh sợ mỗi khi qua đây, hò sông Mã có câu: "Nhất Chiếng, nhì Cả, ba Long, lòng còn ái ngại Ngốc Cùng mà thôi".
Ba Long tức Pha Long nơi có vách núi dựng đứng và "cây thần" mà chúng tôi được mục sở thị. Pha Long cũng chính là điểm "câu" xác người không may bị chết trôi thường đọng lại. Địa danh Pha Long có nghĩa "Núi Trôi". Người Thái bản địa quan niệm rằng nơi đây là nơi cửa sông trước khi lên Thiên Đường của linh hồn người chết. Điều này được ghi chép lại trong các văn tự cúng của các thầy mo người Thái miền Tây Thanh Hóa.
< Phóng viên cùng cán bộ thôn Ái Thượng trên dòng sông Mã.
"Trên một khoảng núi phẳng dựng đứng kia khó có một cây nào mọc được, vậy mà cây thần như "chui" từ núi đá ra, nghe các cụ cao niên trong làng nói đã bao đời nay không lớn thêm cũng không nhỏ đi, bốn mùa lá xanh mướt, ai lấy được lá đó đem bỏ vào túi áo sẽ trường sinh bất tử và hàng trăm cô gái tình nguyện theo làm vợ" - Anh Trương Văn Hiệp, Trưởng thôn Côn (Ái Thượng, Bá Thước) cho hay.
Quạ ăn "lá thần" cứu người
Sử thi Khăm Panh của người Thái bản địa ghi lại rằng: Ngày xưa trên vùng thượng ngồn sông Mã thuộc Mường Thanh (Sơn La bây giờ) có chàng trai vóc người cao lớn, sức mạnh quật ngã trâu kéo, nhanh nhẹn như loài báo đen trong rừng, mưu trí dũng cảm hơn người, đặc biệt có tài bắn tên xuyên qua lỗ đồng tiền trăm phát trăm trúng. Dulichgo
Nhận thấy quê hương bản quán nơi mình sinh sống đất đai khô cằn, muông thú không đủ săn, chàng từ biệt quê hương chỉ trên chiếc thuyền độc mộc và một ít lương thực quyết tìm một vùng đất hứa để lập nghiệp. Chàng như một chiến binh tay cầm cung nỏ xuôi theo dòng nước dữ.
Trên đường đi gặp vô số thác cao nước sâu lạch hiểm với những trận địa đá "mai phục" nhưng chàng khéo léo chèo thuyền vượt qua dễ dàng. Đến thác Co Me (Co Me có nghĩa là bản Cây Me, địa phận Quan Hóa, Thanh Hóa bây giờ) mặc dù tập trung hết sức vượt thác nhưng do thác cao, có nhiều mô đá lởm chởm nhô lên, nên thuyền chàng bị thủng nhiều chỗ, cộng với các vết thương cũ mới đã làm chàng kiệt sức.
< Vách núi đá nơi có “cây cải tử hoàn sinh”.
Thuyền chìm, thân thể trôi đi theo dòng nước, chàng gắng gượng chút sức lực còn lại bơi dạt vào bờ sông bò lết lên bãi đá cuội cho đến lúc tắt thở, thân thể lạnh toát. Một chú quạ bay lượn tìm mồi thấy xác chàng ven sông bèn sà xuống mổ bụng chàng. Lạ thay mổ được một lúc thì chàng tỉnh dậy, cơn đói khát tiêu tan, vết thương liền lại tự lúc nào không hay biết.
Cảm thấy thân thể mình tràn đầy sức lực, chàng lên bờ và lập nên bản Mường. Sau này mới biết trước khi mổ bụng chàng, chú quạ đã từng ăn lá "cây thần" trên núi Pha Long. Ngày nay gọi là Mường Cada (Cada có nghĩa là quạ cứu người) thuộc Quan Hóa, Thanh Hóa ngày nay.
Để ghi nhớ công lao của quạ, người dân Mường lập lời thề hễ ai ném đá quạ sẽ bị tai ương, ai giết quạ sẽ bị hủi (ngày xưa hủi là căn bệnh không chữa được ai không may mắc bệnh sẽ bị chôn sống), hằng năm đều phải cúng tế vào một ngày nhất định. Ngày nay vào tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân Quan Hóa tổ chức lễ hội Mường Cada để nhớ ơn công lao loài quạ. Dulichgo
Xung quanh chuyện quạ vô tình cứu người, dân gian truyền tụng nhau nếu ai sở hữu được lá cây thì người già có khả năng "cải tử hoàn sinh" như cây đa của chú Cuội trong truyện cổ tích vậy. Nhiều đời truyền tụng mơ ước có được lá cây để có thể trường thọ và dùng để cứu người lâm nguy. Đây là tiền đề cho những cuộc vây bắt lá thần đã đi vào huyền thoại dân gian truyền miệng đến tận ngày nay.
< Bí thư chi bộ thôn Côn chỉ vách núi có "cây thần".
Những lần săn lá bất thành
Các cụ trong bản kể rằng: Thời kỳ chống Pháp có ông Đạo Thắng (tức địa chủ Mường Khô - Hà Công Thắng, thuộc huyện Bá Thước bây giờ). Ông này nổi tiếng có tài bắn súng lục bằng hai tay trăm phát trăm trúng. Khi được biết lời đồn về tác dụng "cải tử hoàn sinh" của “cây thần”, Đạo Thắng vì muốn phô trương thế lực đồng thời tạo được tiếng tăm, đã cho người kết bè, chọn ngày lành tháng tốt khởi hành săn "lá thần".
Đội bè cả chục chiếc của ông được kết chắc chắn, rộng bằng ngôi nhà 5 gian, ước tính diện tích 35x12m. Lái bè là các tay chèo thiện nghệ đều từng dọc ngang sông Mã. Đoàn săn đánh trống khua chiêng khai trận tiến đến Pha Long không khác gì quân Tào Tháo trong trận Xích Bích. Đạo Thắng ra lệnh cho thả neo dọc chân núi giữ cho bè không bị trôi theo dòng xoáy, ai nấy tư thế sẵn sàng săn bắt lá.
Sau khi khấn xin đấng thần linh, ông ta ngước lên giương súng bắn. Súng nổ liên tiếp lá "cây thần" bay ra thì gió mạnh từ đâu bay tới cuốn đi mất trong sự tiếc nuối của Đạo Thắng và đoàn săn. Lần thứ hai Đạo Thắng giương súng bắn lá thần rụng bay xuống mặt sông, đoàn săn chưa kịp vớt thì cá Dốc dưới sông kéo đến tranh nhau đớp lá. Lần thứ ba súng Đạo Thắng lại nổ đùng lá bay xuống sàn bè, đoàn săn mai phục chưa kịp bắt thì có con cá Dốc (Cá Thần) to hàng yến nhảy lên trườn trên bè đớp lấy lá.
< Cận cảnh cây thần (gần chính giữa phía bên phải bức ảnh).
Thấy vậy cả đoàn người dựng tóc gáy chân tay tê cứng. Dân gian cho rằng "Cá thần" là hóa thân của Long Vương ngự trị tại khúc sông này. Đoàn săn lá rất đỗi sợ hãi Đạo Thắng bắn súng chỉ thiên để lấy lại bình tĩnh và ra lệnh rút lui kết thúc đợt đầu săn "lá thần" trong sự sợ hãi.
Tuy nhiên, Đạo Thắng nổi danh là người ngang tàng khó bị khuất phục. Lần thứ hai ông ra lệnh cho lính kết dây thừng to bằng bắp tay dài cả trăm mét vô cùng chắc chắn đến núi Pha Long chinh phục "lá thần". Đạo Thắng lệnh cho người leo lên phía trên vách núi có "cây thần" để tiếp cận lá từ phía trên trong khi đội bè đợi phía dưới sẵn sàng hỗ trợ bắt "lá thần". Dulichgo
Họ buộc dây thừng vào gốc cây cổ thụ to lớn phía trên vách núi. Một tiều phu (người chuyên leo trèo đốn củi trên vách núi) giỏi leo chèo được tuyển mộ kỹ càng về sức chịu đựng, lòng can đảm, mưu trí tụt xuống theo các nút thắt trên dây. Nhưng thật không may tại nơi "cây thần" mọc lên, vách núi lõm sâu cả chục mét nên không dễ đu người vào được. Họ nghĩ ra cách dùng cây sào được vót nhọn như chiếc kéo để chọc.
Lần thứ hai người tiều phu được thả xuống với cây sào trên tay. Đang giơ sào lên chọc thì cơn gió mạnh từ đâu kéo đến làm gẫy cây sào, mây đen ùn ùn kéo về kín cả bầu trời, tiếng sấm vang long trời lở đất, cơn mưa như trút nước xuống, nước sông như chảy xiết hơn làm đạo đoàn săn vô cùng khiếp sợ mặc dù trước đó buổi sáng tháng chạp bầu trời không một gợn mây.
< Ông Cao Bằng Nghĩa nhà nghiên cứu văn hóa Mường Ca.
Đạo Thắng vội vã lệnh cho người kéo vị tiều phu lên, đoàn săn rút quân nhanh chóng và sau lần "săn" này, người ta không thấy ông ta nhắc đến việc muốn sở hữu "lá thần" hay còn gọi là lá "cải tử hoàn sinh" nữa. Lần săn lá thần bất thành này đã làm cho địa chủ khét tiếng như Đạo Thắng bớt tính hung hăng thường nhật.
Đoàn quân tình nguyện Quân đội Lào có dịp hành quân qua đây nghe người dân kể về sự tích "cây thần". Sẵn tính hiếu kỳ một số anh lính đã kéo nhau chèo bè đến Pha Long để được xem tận mắt lá cây đó. Trong đoàn vài người cũng giương súng bắn liên thanh lá cây thần, nhưng khi họ thấy lá nào bay là bị gió mạnh cuốn đi hết, không lấy được bất kỳ mẩu lá nào" - cụ bà Trương Thị Huân ở bản Côn (Ái Thượng, Bá Thước) nhớ lại.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Du lịch, GO!
Blogger Comment
Facebook Comment